Doping trong thể thao luôn là một vấn đề lớn. Đối với bóng đá, ghi nhận báo cáo về sử dụng Doping không cao, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp gây tranh cãi khi sử dụng các chất cấm này. Vậy kiểm tra Doping trong bóng đá là gì? Mức độ xử phạt những cầu thủ sử dụng như thế nào? Hãy cùng 8XBET tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm kiểm tra Doping trong bóng đá là gì?
Để hiểu rõ được ý nghĩa của việc kiểm tra sử dụng chất cấm thì chúng ta cần phải biết được định nghĩa của Doping. Đây là chất kích thích không cho phép sử dụng trong bóng đá. Những cầu thủ sau khi sử dụng Doping sẽ tăng cường thể lực và thi đấu vượt trội, điều này giúp họ có được chiến thắng một cách dễ dàng, đồng nghĩa với việc không dựa vào năng lực vốn có.
Kiểm tra doping trong bóng đá là gì?
Khi tham gia trận đấu, các cầu thủ dùng Doping sẽ chơi bóng với cường độ và sự tập trung cao. Nếu tổ chức nghi ngờ và cảm thấy có điều bất thường với chân sút đó so với phong độ trước đó của anh ta thì sẽ bị điều tra.
Kiểm tra Doping trong bóng đá là gì? Đơn giản đây là một quá trình kiểm tra xem những cầu thủ tham gia thi đấu có sử dụng các chất kích thích bị cấm hay không? Nếu có thì sẽ bị truất quyền thi đấu cũng như không công nhận kết quả chiến thắng đó.
Việc kiểm tra này đảm bảo mang lại tính chân thực, công bằng, tránh một số trường hợp phi thể thao. Đây chính là cách mang lại sự tự tin và nỗ lực hết mình của các cầu thủ để họ đạt những thành tích tốt nhất cho cá nhân và tổ chức của mình.
Những loại thuốc Doping phổ biến nhất
Hiện tại có khá nhiều loại thuốc Doping khác nhau, chúng được sản xuất cực kỳ tinh vi và hiện đại. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các cơ quan kiểm tra Doping trước và sau các trận đấu. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến nhất trên thị trường được 8XBET tìm hiểu.
- Doping máu: Khi sử dụng sẽ làm tăng cường lượng oxy qua hồng cầu, thuốc này có tác dụng cao hơn so với những loại thông thường. Tuy nhiên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng. Tên gọi của nó bao gồm: Erythropoietin, Darbopoetin,…
- Doping cơ: Trimetazidine và EPO là 2 thuốc Doping cơ phổ biến nhất hiện nay, khi sử dụng sẽ tăng cường sức mạnh của cơ bắp thông qua cơ chế sản sinh hormone. Năng lực thi đấu từ đó được tăng cường, nhất là với các bộ môn như điển kinh, cử tạ, bóng đá,… Và việc sử dụng thuốc này cũng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng.
- Doping thần kinh: Loại thuốc này giúp tăng cường khả năng điều khiển cơ bắp và độ phản hồi của hệ thần kinh trong cơ thể người. Khi sử dụng sẽ tăng bền bỉ, dẻo dai của cơ bắp, hoạt động liên tục ở cường độ cao mà không cảm thấy mệt mỏi. Các loại phổ biến bao gồm: Caffeine, chất giảm đau như Morphin, các chất lợi tiểu,…
Quy trình kiểm tra chất cấm Doping
Công tác kiểm tra Doping ở các giải đấu lớn hiện nay là bắt buộc. Ban tổ chức của giải sẽ chọn và đưa ra hình thức kiểm tra, các cầu thủ phải tuân thủ việc kiểm tra trước khi tham gia thi đấu. Việc lựa chọn chân sút để kiểm tra sẽ dựa trên thành tích thi đấu, kết quả bốc thăm hoặc các tình huống đặc biệt.
Quy trình kiểm tra chất cấm trong bóng đá
Quá trình kiểm tra thường áp dụng 2 phương pháp là xét nghiệm nước tiểu và lưu mẫu máu. Trong đó xét nghiệm nước tiểu là chủ yếu và được tiến hành theo trình tự sau đây:
- Bước 1: Các nhân viên trong ban tổ chức gửi giấy thông báo cho các cầu thủ. Người được yêu cầu kiểm tra phải ký tên xác nhận, giấy chứng nhận tư cách và di chuyển đến trung tâm kiểm tra Doping trong 1 giờ đồng hồ.
- Bước 2: Chân sút tham gia kiểm tra sẽ ngồi trong phòng kín được niêm phong, có trang bị nước uống nhưng không được đi tiểu. Thời điểm này, các nhân viên sẽ theo dõi và giám sát kỹ người đó.
- Bước 3: Người được kiểm tra sẽ khai báo trong 3 ngày trước có sử dụng các loại thuốc nào và những câu hỏi yêu cầu. Sau đó sẽ ký tên vào tờ khai khi nhân viên kiểm tra xong.
- Bước 4: Sau khi đã khai báo xong, cầu thủ để lại tối thiểu 75ml nước tiểu của mình trong lọ đó. Đặc biệt, quá trình thực hiện phải được nhân viên kiểm tra cùng giới giám sát để đảm bảo được tính công bằng.
- Bước 5: Tiếp theo đó, chọn cho mình một cặp được bịt kín được đánh dấu là lọ A và lọ B chưa sử dụng qua. Tiến hành đổ 50ml nước tiểu vào lọ A và 25ml nước tiểu vào lọ B.
- Bước 6: Ở chặng cuối, nhân viên kiểm tra sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu còn lại trong lọ, khi tỷ trọng nước tiểu thấp hơn 1,010 hay độ PH nằm ngoài khoảng 5 – 7 thì người được kiểm tra phải sẽ phải lấy lại mẫu nước tiểu khác.
Trong khoảng thời gian gần đây, vấn đề sử dụng chất kích thích ngày một tinh vi hơn nên đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra. Chính vì thế mà ban tổ chức các giải đấu đã áp dụng thêm phương pháp kiểm tra Doping mới nhằm mang lại sự công bằng.
Không chỉ lấy mẫu nước tiểu mà các nhân viên kiểm tra sẽ lấy thêm mẫu máu để bổ sung. Những mẫu máu này được lưu trữ nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra Doping ở những lần sau của vận động viên đó.
Vì sao các vận động viên cấm dùng doping trong thể thao?
Vì sao Doping bị cấm trong thể thao?
Doping thực chất là một chất kích thích và bị nghiêm cấm triệt để trong thể thao vì làm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của cầu thủ. Đồng thời, quy định cấm sử dụng Doping nhằm đảm bảo tính công bằng trong các cuộc cuộc thi thể thao, các vận động viên, cầu thủ phải nỗ lực hết sức và tài năng của mình để giành chiến thắng chứ không phải lạm dụng chất kích thích bất hợp pháp.
1)Đảm bảo công bằng
Thể thao là bộ môn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn tăng ý chí và động lực thông qua hình thức đối kháng. Do đó các chân sút phải thường xuyên tập luyện và tập trung hết mức, đồng thời thi đấu dựa trên sức mạnh, nỗ lực của bản thân. Kết quả chiến thắng không chỉ thể hiện sức mạnh nội tại mà còn đại diện cho vinh quang của đội tuyển.
Việc sử dụng Doping khi thi đấu được xem là hành động gian lận. Đây là hình thức phi thể thao, chỉ mang lại chiến thắng nhất thời và người dùng phải hổ thẹn khi bị phát hiện.
Ngoài ra, sẽ khiến cho mọi người đánh giá sai về thuật trình độ của mình. Vì vậy, việc kiểm tra doping trong thể thao đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sự công bằng. Chiến thắng chỉ thật sự có ý nghĩa khi đạt bằng nỗ lực và tài năng chứ không phải hành vi gian lận gian lận không có đạo đức nêu trên.
2)Đảm bảo sức khỏe cho cầu thủ
Doping được biết đến là một chất kích thích nếu như sử dụng quá liều hoặc trong thời gian lâu dài sẽ gây hại cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Vậy nên chúng ta không nên sử dụng các loại thuốc đó để có một sức khỏe tốt. Theo các chuyên gia cho biết, khi sử dụng doping quá liều với liều lượng thường xuyên sẽ gây ra những tác hại sau đây:
Hệ quả khi lạm dụng Doping
- Hội chứng tay chân run lẩy bẩy: Đó chính là hệ quả khi sử dụng doping quá nhiều làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Người sử dụng sẽ rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài và cơ thể bắt đầu suy nhược, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những tình trạng đáng tiếc.
- Doping còn khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng tán huyết, nổi mẩn ngứa, sốt, thậm chí là nhiễm khuẩn gan.
- Theo nghiên cứu bất, doping là chất có thể tăng sản xuất hormone và nội tiết tố, tuy nhiên, nếu dùng quá liều có thể làm suy yếu các cơ, gây to các đầu chi và bệnh tiểu đường.
- Doping có thể khiến cho cơ thể VĐV, cầu thủ nữ có xu hướng nam hóa bởi vì các thuốc doping làm tăng lượng testosterone nhằm tăng cơ và sức mạnh. Nếu dùng quá liều sẽ khiến chuyển đổi sang giọng nói trầm, nổi mụn nhiều, râu và lông phát triển mạnh và kinh nguyệt bị rối loạn.
- Nếu là nam lạm dụng doping có thể làm teo tinh hoàn, lượng tinh dịch giảm và gây ra liệt dương.
Quy định của luật bóng đá về doping như thế nào?
Trong quy định bóng đá việc sử dụng các loại thuốc kích thích nhằm tăng cường khả năng và sức mạnh hoàn toàn đều bị cấm triệt để. Mặt khác, đây là quy trình nhằm ngăn ngừa các rủi ro, gây hại về sức khỏe và tính mạng, đồng thời mở ra cuộc thi bình đẳng và công bằng cho các vận động viên.
Thời kỳ World Cup 2010, Cơ quan phòng chống doping WADA đã thông báo về hình phạt sẽ tăng gấp đôi với những người có hành động gian lận trong thi đấu thể thao từ 2 năm lên 4 năm. Đây được xem là cuộc chiến vô cùng mạnh mẽ nhằm ngăn chặn doping trong thể thao, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.
Theo quy định của FIFA tất cả các cầu thủ, vận động viên sẽ đều phải được thông qua bước kiểm tra doping trước khi tham dự cuộc đấu bằng hai hình thức nước tiểu và máu. Ngoài ra, các cầu thủ có thể bị yêu cầu kiểm tra bất cứ lúc nào nếu cần thiết, thế nhưng việc từ chối quá trình này có thể khiến cầu thủ nhận hình phạt cấm thi đấu trong vài năm.
Hình phạt của các vận động viên khi sử dụng doping là gì?
Nếu như các cầu thủ hoặc vận động viên phát hiện khi sử dụng doping thì có thể đối mặt với hình phạt bị cấm thi đấu vài tháng hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Đối với một số trường hợp không cố ý sử dụng chất cấm sẽ nhận mức phạt lên đến 2 năm.
Hình phạt của Luật FIFA cho hành vi sử dụng doping
Thế nhưng với những người cố tình sử dụng có thể cấm thi đấu lên đến 4 năm. Ngoài ra, nếu FIFA phát hiện hành vi cố tình gian lận tiêu thụ chất kích thích hay tham gia vào đường dây buôn bán bất hợp pháp sẽ bị cấm thi đấu vĩnh viễn.
Thông tin trên là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi kiểm tra Doping trong bóng đá là gì? được 8XBET chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông tin sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề sử dụng chất cấm cũng như các tác hại mà nó mang lại. Chúc các bạn đọc tin vui vẻ.